Bạn nên tránh 8 điều cấm kỵ khi sống và làm việc tại Đức

Khi sinh sống và học tập tại Đức, bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm trong “phong tục tập quán” để biết cách ứng xử cho phù hợp. Việc “nhập gia tùy tục” sẽ giúp bạn giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống và đến gần hơn với người bản xứ và đặc biệt tìm hiểu về 8 điều cấm kị dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền phức không đáng có.


Cơ hội sở hữu Thường trú nhân CHLB Đức

1. Làm chui

Ở Đức việc đi “làm chui” không có giấy phép lao động là vi phạm luật thuế và luật bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp đi làm chui và bị phát hiện, cả người lao động và chủ lao động  sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật như phạt tiền, thậm chí là phạt tù.

2.Trốn Thuế

Hệ thống thuế ở Đức thực tế rất phức tạp và nếu cá nhân hay doanh nghiệp bị phát hiện trốn thuế sẽ bị xử lý rất nặng. Hành động này được xem như là ”Ăn cướp của công”. Trả thuế thuộc về nghĩa vụ công dân, cũng như quyền bầu cử là quyền của họ. Kể cả với người nước ngoài mà lao động tại Đức thì cũng phải trả thuế.

Ở Đức mỗi cá nhân hay doanh nghiệp muốn dùng tiền vào việc đầu tư, trao đổi, giao dịch thương mại như mua nhà, mua xe cần phải  chứng minh được nguồn gốc của tiền. Trong trường hợp bị phát hiện trốn thuế, cá nhân hay hay doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng tiền với mục đích đó.

3. Bạo lực với trẻ nhỏ

Ở Đức việc “Đánh” trẻ em là hành động đáng bị lên án. Việc phạt đòn roi là hình thức dạy dỗ không được chấp nhận, kể cả ở nhà hay ở trường học hay ở nhà . Điều này được ghi trong luật pháp Đức: ”Trẻ em có quyền nhận sự dạy dỗ không bạo lực. Các hình thức phạt đòn roi, tổn thương tâm lý và các biện pháp xỉ nhục là không được phép”. Nếu bị phát hiện hay bị tố cáo,  hành động đánh trẻ em này sẽ phải chịu mức xử phạt tùy theo mức độ.

 

4. Học không đúng với “nghĩa vụ”

Trẻ em có nghĩa vụ phải đến trường, không được ở nhà hay thậm chí là đi làm. Khi trẻ 6 tuổi thì phải được nhập học và đi học đều đặn. Nghĩa vụ học tập này trên nguyên tắc kéo dài 10 năm. Việc thôi học chung chung bởi lý do tôn giáo là không được phép.

5. Gây ồn ào

Ở Đức, việc giữ trật tự, không làm ảnh hưởng đến người khác không phải là việc bạn muốn hay không mà đó là bắt buộc. Từ 10h tối – 6h sáng là khoảng thời gian mà bạn phải “tuân thủ pháp luật”. Nếu gia đình bạn có việc như: tổ chức party sinh nhật, đón tiếp khách quý và bạn nghĩ rằng có thể gây ra sự ồn ào thì để tránh việc  bị cảnh sát “hỏi thăm” bạn phải thông báo và xin phép những hàng xóm của mình trước. Tuy có đôi chút “Câu nệ” nhưng chính điều đó lại làm nên tính kỷ luật cao của người Đức. Sẽ không lấy làm lạ khi vào những ngày nghỉ mà bạn vẫn cảm nhận được sự yên bình đến lạ. Thực chất 1 phần vì đó là thói quen trong lề lối sinh hoạt, 1 phần là vì họ đang thực hiện việc giữ trật tự theo quy định.

 

6. Tự ý cho động vật ăn

Không phải tất cả đều là động vật hoang dã, và việc nuôi chúng được quy định bởi luật bảo vệ động vật. Kể cả có muốn tỏ ra thân thiện với hàng xóm thì cũng không nên cho vật nuôi của họ ăn mà không hỏi trước. Ví dụ nếu thú cưng của nhà hàng xóm rất “quý mến” bạn, sau đó nó thường xuyên hoặc không về nhà và đi theo bạn thì điều này có thể bị xem là một sự xâm phạm quyền sở hữu cá nhân và có thể bị kiện dân sự.

Một số công viên, vườn thú sẽ ghi chú những động vật nào bạn được phép cho ăn và những động vật nào không được phép động chạm. Hãy chú ý những biển chỉ dẫn để tránh trường hợp phiền phức không đáng có.

7. Đi muộn

Tuân thủ lịch hẹn và luôn đúng giờ là phép lịch sự rất được người Đức chú trọng. Nó có vẻ như rất tồi tệ nếu 1 người  thường xuyên đi muộn. Đối với học sinh và sinh viên đi muộn là một những lỗi bị đánh giá rất nặng. Là sinh viên đại học, nếu bạn bị giáo viên phát hiện ra thường xuyên đi muộn hoặc nghỉ quá số buổi cho phép thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với “bản án” bị đình chỉ học.Trong những cuộc hẹn vì những lý do khách quan hay chủ quan mà đôi khi khó tránh việc đi muộn, người hẹn sẽ phải thông báo lại về giờ giấc để thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Nói chung, ở Đức đối với việc đến quá muộn thì: ”1 lần cũng không được phép, 2 lần là quá nhiều”.

 

8. “Tiếp cận” với trẻ lạ

Không được phép của bố mẹ những đứa trẻ thì bạn không được phép hôn hay vuốt ve những đứa trẻ đáng yêu. Kể cả là việc bạn chụp ảnh hay cho kẹo chúng.

Nếu bạn ra đường và trót “bấn loạn” vì 1 em bé quá đỗi xinh xắn đến nỗi muốn chụp hình em ý, hãy xin phép đứa trẻ và bố mẹ chúng. Có thể họ sẽ cho bạn chụp ảnh nhưng chắc chắn sẽ nhắc bạn không được tùy ý phát tán những bức ảnh đó.

Tags: CHLB Đức

Đăng ký cần tư vấn Định cư và Bất Động sản Quốc tế






    Bài viết Liên Quan