TẤT TẦN TẬT VỀ GIÁO DỤC Ở HY LAP

Hy Lạp, một đất nước mà khi đặt chân tới có thể làm cho con người ta say đắm trong phong cảnh tuyệt đẹp, đắm chìm trong nền văn minh lâu đời và rung động trước những phong tục dân gian thuần phác, giản dị, mộc mạc. Nơi ấy từng là đỉnh cao của triết học nhân loại và nghệ thuật, là nơi bắt nguồn của của nền văn minh châu Âu, và là nơi có nhiều trường học cổ xưa với lịch sử lâu đời.

Trên thực tế, sau khi nhập cư vào Hy Lạp, trong giai đoạn giáo dục cơ bản, con cái của các nhà đầu tư có thể chọn học tập miễn phí tại trường công lập Hy Lạp hoặc học tập tại các trường quốc tế nổi tiếng ở Hy Lạp. Hầu hết các trường quốc tế này đều cung cấp Chương trình Tú tài Quốc tế (IB), có thể được miễn thi đầu vào hầu hết các trường đại học trên thế giới để tiếp tục học chuyên sâu .

Hệ thống giáo dục đại học tại Hy Lạp có một lịch sử rất lâu đời với các ngành triết học, chính trị, luật pháp, mỹ thuật, v.v., chẳng hạn như Đại học Athens, là trường đại học đầu tiên ở Hy Lạp đồng thời còn là một trường nổi tiếng thế giới. Có uy tín hàng đầu trong việc đào tạo ở các lĩnh vực khoa học xã hội, luật pháp và thần học. Nếu bạn chọn học lĩnh vực khoa học tự nhiên, ngành đóng tàu và hàng hải ở Hy Lạp có lịch sử hàng ngàn năm. Học các chuyên ngành liên quan đến hàng hải và đóng tàu cũng là những lựa chọn không tồi.

So với các điểm nóng di dân giáo dục tại Anh, Mỹ, Canada, Úc và các nước khác, nhập cư Hy Lạp không chỉ có chi phí nhập cư thấp, yêu cầu thủ tục đơn giản, chu kỳ ngắn. Quan trọng hơn, sau khi nhập cư, con cái của nhà đầu tư có thể được hưởng nền giáo dục Anh – Mỹ giống như ở các nước này. Học tập tại các cơ sở chi nhánh tại Hy Lạp nhưng vẫn nhận được bằng tốt nghiệp có giá trị tương đương ở trường gốc và có thể học chuyển tiếp tại các trường gốc ở Anh và Mỹ hay các nước châu Âu khác, tiết kiệm gần một nửa chi phí sinh hoạt.

CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC TẠI HY LẠP

  • Hy Lạp gồm 2 hệ thống giáo dục là giáo dục công lập và giáo dục tư thục.
  • Giáo dục mầm non là tự nguyện ở Hy Lạp và giáo dục bắt buộc gồm 9 năm (6 năm tại Tiểu học, 3 năm tại Trung học cơ sở).
  • Học sinh được miễn học phí từ Mẫu giáo đến hết Đại học khi học tại các trường công lập. Các chi phí về giáo dục chiếm tỷ lệ khá ổn định hàng năm trong tổng chi phí dự kiến của nước này là14%. Trong khi chỉ tiêu này ở nước Mỹ cơ bản chiếm khoảng 17 %, nước Anh khoảng 15.5%, Trung Quốc khoảng 12%-13%.
  • Tuổi nhập học được dựa trên ngày 31 tháng 12 của năm nhập học.
  • Ngày 11/9: các trường học tổ chức lễ khai giảng trên toàn quốc và phát sách giáo khoa. Ngày 12/9 chính thức bắt đầu nhập học.
  • Kỳ nhập học và thời gian nghỉ lễ:
  • Mỗi năm học có 3 học kỳ; mỗi kỳ kéo dài khoảng 3 tháng.
  • Lễ Phục Sinh và lễ Giáng sinh: nghỉ 15 ngày;
  • Nghỉ hè: khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 9 tùy từng cấp học);
  • Các ngày lễ khác cũng được nghỉ khá nhiều, môi trường học tập cũng rất thoải mái.
  • Sĩ số học sinh: dưới 20 học sinh/lớp (tùy trường).

 

Sự khác biệt giữa Giáo dục công lập và Giáo dục tư thục:

  Giáo dục công lập Giáo dục tư thục
Ngôn ngữ

giảng dạy

Tiếng Hy Lạp, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, từ Trung học bắt buộc học thêm ngoại ngữ khác (tiếng Pháp, tiếng Đức…). Chủ yếu là tiếng Anh, có trường sử dụng tiếng Pháp, tiếng Đức.
Chi phí học tập

 

Miễn học phí (từ Mầm non đến hết Đại học) Theo quy định của từng trường (Tham khảo bảng chi phí học tập dưới đây).
Đối tượng học Là công dân Hy Lạp và người có thẻ thường trú (thẻ xanh). Dành cho mọi đối tượng.

 

MẦM NON

Giáo dục mầm non Hy Lạp chủ yếu bao gồm các nhà trẻ và các trường mẫu giáo.

  • Nhà trẻ:

a/ Độ tuổi theo học:

  • Nhà trẻ công: 8 tháng trở lên – 4 tuổi, trẻ được chia thành các lớp học theo độ tuổi.
  • Nhà trẻ tư thục: 2 tháng rưỡi trở lên – 4 tuổi.

b/ Giờ học: từ thứ Hai đến thứ Sáu, học 8 – 9 tiếng một ngày.

c/ Chương trình giảng dạy: Trẻ em được chăm sóc và dạy những kỹ năng sống cơ bản và đơn giản tùy theo tình hình thực tế.

  • Mẫu giáo (2 năm)

 a/ Độ tuổi theo học: từ 4 tuổi – 6 tuổi.

b/ Thời gian học hằng năm: 1/9 – 21/6 năm sau.

  • Kỳ 1: từ 1/9 – Lễ Giáng sinh.
  • Kỳ 2: khoảng đầu tháng 1 – Lễ Phục sinh.
  • Kỳ 3: khoảng đầu tháng 4 – 21/6.

c/ Giờ học: từ thứ Hai đến thứ Sáu, 8h15 – 12h30, một vài trường mẫu giáo đào tạo cả ngày, muộn nhất sẽ tan học lúc 16h30.

d/ Phụ phí: khoảng 70 – 100 EURO.

e/ Chương trình – chế độ giảng dạy:

  • Thực hiện giảng dạy theo phạm vi trong Hướng dẫn giáo dục liên ngành và Hướng dẫn Giáo dục Mẫu giáo Quốc gia; chủ yếu là các kỹ năng cơ bản như tập đếm, tập đọc, tập viết, tính toán đơn giản.
  • Chú trọng kỹ năng đọc hiểu: mỗi lớp học sẽ có một góc đọc sách (reading corner). Mỗi tuần vào tiết học đọc hiểu tập thể, giáo viên sẽ chọn ra một quyển sách bất kỳ và chia sẻ nội dung với trẻ. Trẻ cũng có thời gian tự do đọc hiểu khá dài để chọn ra thể loại sách mình yêu thích và từ đó, giáo viên sẽ dành thời gian cùng các em nhỏ tìm hiểu và chia sẻ sâu hơn.
  • Ngoại ngữ: Hy Lạp coi tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, lớp mẫu giáo 5 tuổi bắt đầu được học tiếng Anh, sử dụng giáo trình Playtime của Đại học Oxford. Phụ huynh thường không ép con học thêm tiếng Anh từ quá sớm, tới lớp 1 sẽ cho con tới các tổ chức đào tạo ngoại ngữ để học tiếng Anh, và các ngoại ngữ khác.
  • Giáo dục thể chất: ngoài các hoạt động vui chơi ngoài trời, từ lớp mẫu giáo 5 tuổi bắt đầu có tiết học thể dục.
  • Giáo trình linh hoạt: giáo viên luôn đưa ra giáo trình linh hoạt, ưu tiên dựa theo sở thích của các em. Giáo viên sẽ ngồi trên sàn lớp học cùng các em nhỏ múa hát, đọc sách truyện, chơi trò chơi v.v. Các giáo viên sẽ quan sát kỹ từng hành động và biểu cảm của các em, nếu trẻ mất kiên nhẫn với bất kỳ một khâu nào sẽ lập tức đổi sang trò chơi khác.

Trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí 

  • Hoạt động biểu diễn: vào tháng 6 hàng năm, các trường mẫu giáo (phần lớn là các trường ở Athens) sẽ tổ chức hoạt động biểu diễn cho trẻ. Thời tiết ở Hy Lạp vào tháng 6 rất đẹp, vì vậy buổi biểu diễn được thực hiện vào chiều tối tại nhà hát bậc thang lộ thiên trong công viên. Những nhà hát này có từ thời Hy Lạp cổ và là một trong những cảnh quan du lịch tiêu biểu của Hy Lạp.
  • Mỗi năm trẻ sẽ tham gia biểu diễn theo một chủ đề khác nhau. Mỗi lớp sẽ chuẩn bị một tiết mục, có khoảng 1 tháng để trẻ tập luyện, chuẩn bị trang phục và đạo cụ. Phụ huynh ngồi trên khán đài của nhà hát, theo dõi các tiết mục biểu diễn và cổ vũ cho các con.
    • Bữa trưa vui vẻ: các bữa ăn trưa của trẻ giống như những bữa party lớn, giáo viên sẽ ngồi ăn cùng với trẻ, không ép trẻ phải sử dụng dụng cụ ăn uống, vì tốc độ tăng trưởng về thể chất và tinh thần của mỗi trẻ là khác nhau.
    • Thực đơn ăn trưa của trẻ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, đa phần là các món ăn hàng ngày.
  1. Tiểu học (6 năm).

 

a/ Độ tuổi theo học: từ 6 tuổi – 12 tuổi (Học sinh Hy Lạp đủ 5 tuổi rưỡi trước ngày 1/10 có thể được nhập học).

b/ Thời gian học hằng năm: 11/9 – 15/6 năm sau.

  • Kỳ 1: từ 12/9 – Lễ Giáng sinh.
  • Kỳ 2: khoảng đầu tháng 1 – Lễ Phục sinh.
  • Kỳ 3: khoảng đầu tháng 4 – 15/6.

c/ Giờ học: từ thứ Hai đến thứ Sáu, gồm 5 tiết học, từ 08:15 – khoảng 13:30, muộn nhất 16:30 (tùy trường và tùy học kỳ).

d/ Phụ phí: khoảng 150 – 400 EURO.

e/ Chương trình – chế độ giảng dạy, thi cử:

  • Hy Lạp không có chế độ thi xét tuyển đầu vào ở bậc tiểu học.
  • Lớp 1-2 không phân cấp, phụ huynh trao đổi trực tiếp với giáo viên để biết kết quả học tập của học sinh.
  • Sau lớp 3 bắt đầu phân cấp và kiểm tra viết vào năm lớp 5.
  • Thang điểm đánh giá thành tích học tập:
    • A: xuất sắc, B: tốt, R: khá, E: không đạt.
    • Từ năm lớp 4 sẽ được đánh giá theo điểm số: 9-10 điểm: xuất sắc, 7-8 điểm: tốt, 5-6 điểm: khá, 1-4 điểm: không đạt.
  • Môn học:
    • Gồm: toán học, tiếng Hy Lạp, lịch sử, công nghệ thông tin, nghiên cứu môi trường, nghệ thuật, thể dục và tiếng Anh. Học sinh lớp 5 và lớp 6 sẽ học thêm các môn địa lý, xã hội, khoa học tự nhiên, giáo dục công dân và ngoại ngữ khác.
    • Phần lớn học sinh đều tham gia học các môn thể dục thể thao hay môn năng khiếu mình yêu thích (nếu gia đình có điều kiện kinh tế khá giả): học sinh nam thường học chơi bóng đá, bóng rổ; học sinh nữ học múa ballet. Hiện nay, cả học sinh nam và nữ đều thích học Taekwondo. Trường tiểu học và THCS đều có tiết học giáo dục thể chất nhưng không cần thi.
  • Sau khi học xong tiểu học, học sinh không cần thi sát hạch mà trực tiếp lên trung học.
  1. Trung học (Trung học cơ sở + Trung học phổ thông: 9 năm)
  • Thời gian học hằng năm: 11/9 – 30/6 năm sau.
    • Kỳ 1: từ 12/9 – Lễ Giáng sinh
    • Kỳ 2: khoảng đầu tháng 1 – Lễ Phục sinh.
    • Kỳ 3: khoảng đầu tháng 4 – 30/6
  • Giờ học: từ thứ Hai đến thứ Sáu, gồm 5 tiết học, từ 08:15 – khoảng 13:30, hoặc 14:15 tùy trường và tùy học kỳ. (Một vài trường trong trung tâm thành phố giảng dạy từ 14:00 đến 19:00.)
  • Phụ phí: khoảng 150 – 400 EURO.
  • Trung học cơ sở (3 năm)

a/ Độ tuổi theo học: từ 12 tuổi – 15 tuổi.

b/ Chương trình – chế độ giảng dạy, thi cử:

  • Môn học (16 môn):
    • Chủ yếu gồm: tôn giáo, ngôn ngữ và văn học cổ Hy Lạp, ngôn ngữ và văn học Hy Lạp hiện đại, toán học, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, nhân loại học, khoa học tin học, v.v.
    • Tại các trường công lập: học sinh bắt buộc phải chọn học thêm 1 ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh (tiếng Pháp, tiếng Đức)
    • Học sinh được học môn kỹ thuật trong cả 3 năm học.
    • Năm lớp 7 và lớp 8: học sinh nữ được học các môn nữ công gia chánh.
  • Ngoài ra, Hy Lạp còn có các trường trung học cơ sở chuyên ngoại ngữ, âm nhạc, giáo dục đa văn hóa….
  • Học ngoại khóa – tham quan dã ngoại: Mỗi trường đều có một khóa học ngoài trời hàng tháng, thường đến thăm quan bảo tàng hoặc nhà hát.

 Sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở, học sinh có 2 lựa chọn:

    • Tham gia vào kì thi tuyển sinh THPT quốc gia và vào học trong các trường THPT;
    • Học tập tại các trường THPT chuyên kỹ thuật (EPAL) hoặc trường đào tạo giáo dục kỹ thuật (EPAS), hay các tổ chức đào tạo kỹ thuật (IEK).

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (3 năm) 

a/ Độ tuổi theo học: từ 15 tuổi – 18 tuổi

b/ Chương trình – chế độ giảng dạy, thi cử:

  • Môn học: có tất cả 15 môn học bắt buộc và 5 môn tự chọn.
  • Bắt đầu có định hướng phân ban cho học sinh, cụ thể gồm 3 loại:
    • Định hướng về nhân văn (ngoại ngữ, lịch sử, pháp luật v.v.)
    • Định hướng về chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục.
    • Định hướng về khoa học (y học, kỹ thuật, vật lý v.v.)
  • Học ngoại khóa – tham quan dã ngoại:
    • Mỗi trường trung học phải tổ chức ba chuyến đi du lịch dã ngoại vào cuối năm, học sinh lớp 11 (3-4 ngày), lớp 12 (3-5 ngày), tất cả học sinh trong trường sẽ du lịch chung 1 ngày;
    • Các trường thường tổ chức đi tham quan các đảo như Santorini, Crete, Rhodes, Corfu và thậm chí tới các thành phố của các nước Châu Âu như Paris, London, Barcelona, Rome và Berlin.
  • Học sinh hoàn thành bậc THPT, có thể lựa chọn học tại trường Đại học, Học viện hoặc các trường Cao đẳng.
    • Học sinh học THPT tại Hy Lạp, cần tham gia kỳ thi Đại học quốc gia bằng tiếng Hy Lạp khi đăng ký vào Đại học công lập.
    • Con cái của nhà đầu tư (học hết THPT trên toàn thế giới) khi có thẻ thường trú chỉ cần nộp hồ sơ xin xét tuyển vào Đại học ở Hy Lạp, không cần thi đầu vào và được hưởng các chế độ học tập như một công dân Hy Lạp.
  • Trường THPT chuyên kỹ thuật (EPAL) hoặc trường đào tạo giáo dục kỹ thuật (EPAS), tổ chức đào tạo kỹ thuật (IEK) (2 năm)

a/ Độ tuổi theo học: từ 15 tuổi – 17 tuổi.

b/ Chương trình – chế độ giảng dạy: Thực hiện giảng dạy giáo trình học phổ thông và giáo trình kỹ thuật, kết hợp thực hành.

CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN.

 Cao đẳng ( 2 – 3 năm)

  • Cao đẳng gồm Cao đẳng chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề. Những năm gần đây, xu hướng học Cao đẳng cũng tăng cao và rất được chú trọng đào tạo tại Hy Lạp.
  • Ngành đào tạo chủ yếu gồm: tài chính, thương mại, du lịch, thể thao, công nghệ thông tin và truyền thông, quản trị kinh doanh, nghệ thuật v.v.

Đại học, Học viện (4 – 6 năm)

a/ Độ tuổi theo học: từ 18 tuổi trở lên.

b/ Thời gian học: 4 năm, trường Y hay ngành đặc thù: 6 năm .

c/ Giờ học: theo quy định của từng trường.

d/ Phụ phí: khoảng 1000 EURO.

e/ Thông tin khái quát:

  • Chỉ có hơn 20 trường đại học công lập ở Hy Lạp, trải đều khắp cả nước. Giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Hy Lạp, một số chương trình học chuyên sâu có dạy bằng các ngôn ngữ khác (thường là tiếng Anh), ở cả bậc đại học và sau đại học.
  • Trong số các trường đại học có đến 15 Viện Công nghệ (TEI) cung cấp các chương trình giáo dục đại học với trọng tâm là kỹ năng thực tiễn và chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như ứng dụng công nghệ, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, quản lý, nghệ thuật và thiết kế. Tổng thể hệ thống giáo dục đại học Hy Lạp được đánh giá uy tín và được xếp hạng 41 trên thế giới trong ấn bản đầu tiên của QS Rankings.
  • Hy Lạp có rất nhiều trường đại học công lập được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng Đại học tốt nhất trên thế giới. Có thể kể ra 2 cái tên hàng đầu của giáo dục Hy Lạp: Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens và Đại học Aristotle ở Thessaloniki.

f/ Chương trình – chế độ giảng dạy, thi cử:

  • Các trường ĐH ở Hy Lạp có đầu vào không cao, công nhận người trưởng thành, người tự học, hay người học có bằng cấp thông qua hình thức học đào tạo từ xa (trực tuyến, qua thư tín), có văn bằng 2. Nếu học ngành có liên quan, nhà trường cũng ghi nhận số học phần đã học trong nước của sinh viên, có thể rút ngắn thời gian học, hơn nữa không cần thi Ielts hay Toefl.
  • Chủ yếu kết hợp giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời khuyến khích sinh viên vận dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội thực tế.
  • Áp dụng quy chế đào tạo và thi theo từng học phần, số điểm mà sinh viên có được sẽ tương ứng với học vị của sinh viên đó. Sinh viên chủ yếu tiếp thu bài giảng kết hợp với tự học, vì thế môi trường học tập khá thoải mái lại có thể phát huy khả năng và sở trưởng của từng người.
  • Trường công lập:
  • Áp dụng hệ thống giáo dục châu Âu.
  • Ngành thế mạnh: triết học, chính trị, pháp luật, mỹ thuật, v.v.
  • Trường tư thục:
  • Tại Hy Lạp có rất nhiều trường đại học hợp tác hoặc là cơ sở chi nhánh của các trường đại học Anh – Mỹ.
  • Ngành thế mạnh: kinh tế, nhân văn, nghệ thuật, khoa học tự nhiên – kỹ thuật (đóng tàu, hàng hải) v.v.
  • Những trường này đều có thể cung cấp cho sinh viên một hệ thống giáo dục chuẩn Anh – Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình học, giáo trình giảng dạy tương đồng, các kỳ thi và xếp hạng được quyết định bởi các Uỷ ban hay Hội đồng thẩm định của Anh – Mỹ, và văn bằng được trao bởi các trường đại học Anh – Mỹ, được giám sát bởi Bộ Giáo dục Hy Lạp.
  • Vào năm cuối, nếu thành tích học tập và kinh phí đều đạt yêu cầu, sinh viên có cơ hội học chuyển tiếp tại trường gốc tại Anh-Mỹ, nhà trường sẽ giúp sinh viên thực hiện thủ tục chuyển trường.
  • Một yếu tố cực kỳ thu hút sinh viên đến theo học tại những ngôi trường này là học phí chỉ bằng khoảng ½ so với học phí của trường gốc tại Anh – Mỹ.

 ƯU THẾ CỦA GIÁO DỤC HY LẠP

HY LẠP – CÁI NÔI CỦA NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI VÀ LÀ NƠI KHỞI NGUỒN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CHẮC CHẮN SẼ KHÔNG LÀM CÁC BẬC PHỤ HUYNH VIỆT THẤT VỌNG!

Chế độ giáo dục của Hy Lạp khá tương đồng với Việt Nam. Khí hậu Địa Trung Hải quanh năm ấm áp, và sự thân thương của con người nơi đây cũng góp phần tạo ra một môi trường học tập vô cùng thu hút. Phần lớn trường đại học ở Hy Lạp là chi nhánh cơ sở hoặc hợp tác với các trường đại học của Anh – Mỹ hay các nước châu Âu nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm rằng con cái của mình sẽ được tiếp xúc với một nền giáo dục hiện đại của châu Âu hay của Anh – Mỹ. Cho con cái học tập tại Hy Lạp thực sự là lựa chọn sáng suốt và tuyệt vời dành cho các bậc phụ huynh Việt.

Tags: Du học Hy Lạp, Giáo dục Hy Lạp, Hệ thống giáo dục Hy Lạp

Đăng ký cần tư vấn Định cư và Bất Động sản Quốc tế






    Bài viết Liên Quan