Tổng hợp các trường hợp bị từ chối xin thị thực Schengen

1. Những người chưa từng đi du lịch nước ngoài bao giờ

Một cuốn hộ chiếu với đầy ắp những trang giấy trắng sẽ là một điểm trừ cho những ai xin visa du lịch Schengen. Tất nhiên ai cũng phải bắt đầu hành trình du lịch của mình với quyển hộ chiếu trắng trơn, nhưng nếu như bạn xin visa Schengen mà bản thân chưa từng đi đâu thì thật là tai hại.

Để cho đại sứ quán có thể tin tưởng rằng bạn là một con nghiện du lịch chính hiệu, bạn có thể bắt đầu hành trình du lịch của mình với những quốc gia trong khu vực đông nam á như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, vv. Với những quốc gia đó không cần xin passport du lịch, bạn có thể nhập cảnh dễ dàng. Sau đó, bạn có thể xin visa du lịch vào những quốc gia khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc. Khi đã sở hữu dấu nhập cảnh của những quốc gia này, bạn hãy yên tâm là hộ chiếu của bạn sẽ đáng giá hơn bao giờ hết đấy.

2. Những người nằm trong danh sách đen của nhiều nước

Bạn đã từng bao giờ phạm tội ở nước ngoài chưa? Hay từng bị trục xuất khỏi quốc gia nào đó? Bạn đã từng ăn cắp tại đâu đó khi đi du lịch và bị bắt được. Nếu câu trả lời của bạn là có, vậy thì xin chia buồn. Bạn rất dễ bị đánh trượt visa bởi đại sứ quán không tin tưởng bạn nữa.

Chính vì thế, bạn cần cẩn trọng khi đi du lịch nước ngoài. Tránh rơi vào những trường hợp đáng tiếc như trên. Bởi đó sẽ cản trở con đường du lịch của bạn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu như bạn nằm trong danh sách bị cấm xuất cảnh. Thì bạn cũng không thể xin visa của bất cứ nước nào được cả.

3. Người trẻ tuổi độc thân có thể xin visa Schengen được không?

Với mọi hồ sơ xin visa Schengen. Các đại sứ quán đều chỉ có một mục đích duy nhất đó là. Kiểm tra xem đương đơn có ý định nhập cư bất hợp khác khi xin visa hay không. Nếu bạn có thể chứng minh được rằng bạn không hề có ý định ở lại các nước thuộc khối Schengen sau chuyến đi. Bạn sẽ trở về Việt Nam đúng theo lịch trình. Thì bạn hoàn toàn có thể xin visa du lịch như bình thường.

Việc bạn có thể xin được visa Schengen hay không. Phụ thuộc vào những yếu tố như: đăng ký kết hôn (ràng buộc về gia đình), hợp đồng lao động của các công ty (ràng buộc về công việc), các giấy tờ bất động sản, sổ tiết kiệm, đăng ký xe oto ( ràng buộc về tiền bạc). Chính vì thế, không lạ khi bạn càng trẻ thì cơ hội xin visa Schengen của bạn lại càng mong manh.

4. Người có hộ khẩu ở một số địa phương

Có một số địa phương nằm trong danh sách đen của các đại sứ quán. Sở dĩ là do nhiều đối tượng thuộc những địa phương này từng vượt biên trái phép sang nước ngoài. Hoặc nhiều người có hộ khẩu tại những địa phương này ở nước ngoài tham gia vào những công việc phi pháp. Như: trồng cần sa, buôn thuốc phiện,vv. Chính vì thế mà đại sứ quán thường rất chặt chẽ. Trong việc xét duyệt hồ sơ của những đối tượng thuộc hộ khẩu tại những địa phương. Như: Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, vv.

schengen-visa-rejection

5. Người xin visa Châu Âu nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả

Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân đặc biệt quan trọng khi đi ra nước ngoài. Nên nếu đương đơn xin visa châu Âu nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả sẽ đều bị từ chối.

Một trong những lỗi cơ bản của không ít người là đặt nhà nghỉ/khách sạn, in được tờ giấy giữ chỗ (booking/reservation) rồi ngay sau đó hủy giao dịch. Tôi biết có bạn từng bị đại sứ quán hủy thị thực khi liên lạc với nhà nghỉ/khách sạn để đối chiếu thông tin. Tệ hơn, “vết” này sẽ được lưu lại trên hệ thống Schengen Information System (SIS) nên nếu tiếp tục nộp hồ sơ thị thực thì kiểu gì cũng bị soi tới soi lui.
Không booking Khách sạn. Hoặc thực tế là có book khách sạn, tuy nhiên bị cancel do không charge được thẻ và không phát hiện ra đã bị cancel.

Vậy nếu bạn không có nhu cầu ở thực mà chỉ cần tờ giấy giữ chỗ thì CHỈ nên hủy giao dịch khi đã cầm trên tay thị thực.

6. Người xin visa Schengen không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú hoặc khai báo thông tin không rõ ràng

► Nguyên nhân đầu tiên khiến đơn xin visa Schengen bị từ chối đó là người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh cần thiết.

ví dụ : Không chứng minh sẽ quay về Việt Nam. Có trường hợp khách hàng là người trẻ tuổi thì có hợp đồng lao động, tuy nhiên bố mẹ đi cùng thì đã về hưu nên không có giấy tờ này. Có thể thay thế bằng sổ đỏ, giấy tờ nhà đất liên quan. Đặc biệt quan trọng nếu bạn đi du lịch với người lớn tuổi vì sổ đỏ sẽ chứng minh sự ràng buộc của bạn với nước sở tại (là Việt Nam) và sẽ quay lại Việt Nam.

► Ngoài ra, một số lí do liên quan đến việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ có thể khiến đơn xin visa của đương đơn bị từ chối, đó là:

– Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.

– Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.

– Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.

– Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ:người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch, Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực).

– Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời, bảo hiểm)

– Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.

– Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).

7. Đương đơn không chứng minh được khả năng tài chính cho chuyến đi

Người xin visa Châu Âu không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin visa được phép.

Bạn đã không thể chứng minh được tài chính của mình có thể đủ cho chuyến đi hoặc có khả năng tạo được niềm tin từ lãnh sự quán cho chuyến đi của bạn.

► Với đương đơn xin visa công tác :

– Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ nước ngoài không đề cập đến việc đảm nhận chi trả các chi phí. Cá nhân bạn không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.

– Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.

– Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.

► Với chuyến đi thăm người thân:

– Bạn không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc bạn có đủ khả năng tài chính cá nhân.

– Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi (có đánh dấu tại mục “không được chứng minh” hoặc “không đáng tin cậy”). Cá nhân bạn cũng không chứng minh có đủ khả năng tài chính.

► Với chuyến đi du lịch:

– Bạn không cung cấp bằng chứng về việc có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.

– Bạn hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.

8. Thời gian lưu trú tại Khối Schengen không hợp lý

Về cơ bản, bạn chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.

Đối với một số hoạt động cụ thể bạn chỉ được phép lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng một trong 28 nước thuộc Schengen, bao gồm:

– Lắp đặt hoặc tháo dỡ quầy trưng bài của hội chợ hoặc trang thiết bị,

– Bồi dưỡng nghiệp vụ trong nội bộ công ty,

– Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại Đức,

– Họp và đàm phán cũng như soạn thảo, ký kết hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại nước ngoài,

– Các hoạt động báo chí,

– Biểu diễn xiếc (nghệ sỹ),

– Nhà khoa học với tư cách là khách mời, hoặc lý do khác.

9. Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin visa Châu Âu

Thông thường bạn sẽ không được cấp visa Châu Âu nếu bạn bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). bạn có thể yêu cầu nước Schengen đã ghi danh của bạn vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.

10. Đương đơn có khả năng gây nguy hiểm trong Khối Schengen. Là mối hiểm họa về chính trị, an ninh hoặc y tế, Có cảnh báo từ chối nhập cảnh từ một nước trong khối

Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên

11. Không có bảo hiểm du lịch theo quy định

Mỗi quốc gia Schengen đều quy định mức chi trả bảo hiểm tối đa (ví dụ tai nạn, gây tai nạn, thảm họa thiên nhiên) khác nhau. Tuy vậy các gói bảo hiểm hiện nay, kể cả gói “bèo” nhất cũng đáp ứng được những yêu cầu trên.

Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch:

– Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.

– Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.

– Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.

– Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: “Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2018)

– Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.

– Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.

– Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.

– Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.

-Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.

– Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

12. Mục đích và thời gian lưu trú không đáng tin cậy

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ xem xét một số yếu tố sau đây:

– Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ, v.v.)

– Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)

– Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)

– Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định

– Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

► Lưu ý:

Đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối căn cứ Điều 32, Khoản 1b, Quy định về thị thực trong trường hợp Đại Sứ Quán có cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của một trong số các giấy tờ do người xin thị thực nộp hoặc nghi ngờ về mức độ xác thực của nội dung.

Đại Sứ Quán thẩm tra các giấy tờ do người xin thị thực cung cấp và xác định được một trong số các giấy tờ đó là giả mạo hoặc có nội dung không đúng sự thật, ví dụ:

– Đặt phòng khách sạn hoặc đặt vé máy bay (giả mạo hoặc tự động hủy)

– Xác nhận của bên sử dụng lao động (giả mạo hoàn toàn, được cấp vì lý do “quan hệ” hoặc “giúp đỡ bạn bè”, xác nhận mối quan hệ lao động không có thật)

13. Thông tin rời khỏi khối trước ngày hết hạn thị thực không rõ ràng

Cần có vé máy bay/tàu/phà/xe khách rời khỏi khối.

14. Không đủ thông tin chứng minh cần thị thực sớm

Trường hợp này ít người gặp phải.

15. Hủy bỏ thị thực theo yêu cầu của người mang thị thực

Có thị thực rồi mà còn yêu cầu hủy thì không phải là trách nhiệm của ĐSQ hay các bên liên quan.

Trên đây mới chỉ là những lý do phổ biến nhất để hồ sơ xin visa Châu Âu của bạn bị đánh trượt.

Bạn cần thông tin tư vấn xin Visa định cư các nước Châu Âu: 

Đăng ký cần tư vấn Định cư và Bất Động sản Quốc tế






    Bài viết Liên Quan